logo ttltax

Hướng dẫn sau đây TTL sẽ chỉ cách tính thuế GTGT(Giá trị gia tăng) hàng nhập khẩu theo giá CIF và giá FOB Theo công thức tính thuế Giá Trị gia tăng t sẽ xác định được cái cần tính như sau:


 

1. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)

Là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: các loại hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

 

2. Người nộp thuế GTGT:

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng

 

3. Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Thuế Nhập Khẩu =  Số Lượng x Giá tính Thuế  x  Thuế Suất Thuế nhập Khẩu

Giá tính thuế:

Trong đó:

+, TH1: Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).
=> Giá tính thuế = Giá CIF
+, TH2: Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm).
=> Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có).

Thuế GTGT
hàng nhập khẩu
= Giá tính thuế  +  Thuế nhập khẩu  +  Thuế TTĐB (Nếu có) x

 

% thuế suất thuế GTGT

 

 

Trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu đồng thời được sử dụng để tính thuế giá trị gia tăng. Trong lô hàng có trường hợp các mặt hàng có thuế suất giá trị gia tăng khác nhau phải tính thuế giá trị gia tăng riêng cho từng mặt hàng. Sau đó tổng hợp lại tổng số thuế giá trị gia tăng cho cả lô hàng.

 

4. Trình tự cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như sau:


Bước 1: Xác định những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế giá trị gia tăng

Để tính thuế nhập khẩu trước làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng. Cụ thể các trường hợp như sau:

+ Cả lô hàng nhập khẩu vừa chịu thuế nhập khẩu vừa chịu thuế giá trị gia tăng:

Tính thuế nhập khẩu trước. Sau đó có căn cứ tính thuế giá trị gia tăng theo công thức trên.

 

+ Lô hàng nhập khẩu chỉ có một số mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng:

Tính thuế nhập khẩu cho cả lô hàng. Sau đó tính giá tính thuế giá trị gia tăng những mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng và tính thuế giá trị gia tăng đối với những mặt hàng đó.

+ Cả lô hàng nhập khẩu có những mặt hàng được miễn giảm thuế nhập khẩu. Nhưng thuế giá trị gia tăng không được miễn giảm. Thì giá tính thuế giá trị gia tăng bao gồm cả thuế nhập khẩu.

Đặc biệt đối với những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không chịu thuế giá trị gia tăng.

 

Bước 2: Tính thuế giá trị gia tăng:

+ Xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Xác định chính xác số thuế nhập khẩu phải nộp của hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho mặt hàng đó.

+ Tính thuế giá trị gia tăng theo công thức.

Hướng dẫn cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu mới nhất đơn giản

Bước 3: Nộp thuế

+ Tùy vào lọai hình cụ thể mà thời gian nộp thuế sẽ khác nhau. Thời gian nộp thuế căn cứ theo quy định tại Luật quản lý thuế và Luật thuế XNK.

+ Số tiền thuế phải nộp căn cứ vào số liệu khai báo trên tờ khai nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu.

Chú ý: Việc tính thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu cũng có sự khác biệt không đơn giản như hàng trong nước.


 

ĐỪNG BỎ LỠ:

new  Danh sách 26 ngân hàng hỗ trỡ nộp thuế 24/7
new Mẫu hợp đồng dịch vụ kế toán
new Dịch vụ kế toán trọn gói Chỉ có tại quận tân bình

 

 

Khách hàng của TTL

công ty tnhh chuyên sĩ chai hủ nhựa Trần trúc và tất cả sản phầm về nhựa, hủ nhựa, chai nhựa,Chai nh Bất động sản Chí vinh | Chí vinh group Giá chữ ký số nhà cung cấp FPT Ca Công ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghệ Mensa Công Ty TNHH Thế giới Tool bag Bảng Báo giá Nhà cung cấp chữ ký số Vina | Vina token Công ty high line TA-DA-LAND
Hotline: 090 6917 464 - Hỗ trợ kỹ thuật (24/7): 0938 177 499